PhD. Diệp Quỳnh Như

Tôi là người làm công tác nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất cồn sinh học, các giải pháp enzyme trong xử lý sinh khối gỗ với hơn 20 năm kinh nghiệm. Chuyên ngành của tôi là Hóa sinh, được Đại học Hiroshima, Nhật Bản cấp bằng Tiến sĩ năm 2014. Tôi từng công tác tại Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2000-2007), Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh khối-AIST, Hiroshima, Nhật Bản (2008-2012) ), 株式会社 建設 環境 研究所, Tokyo (2012-2016). Gần đây tôi đã thành công trong việc tạo ra công thức enzyme tổ hợp để xử lý sơ bộ sinh khối giàu xen lu lô (mùn cưa, bông,…). Thúc đẩy việc sử dụng công thức enzyme này trong trồng nấm là mối quan tâm hàng đầu để đạt được tiến bộ kỹ thuật vượt trội trong ngành Nấm tại Việt Nam. Ngoài ra, tôi là người tiên phong trong các giải pháp ứng dụng enzyme trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực xử lý Môi trường, Nông nghiệp, Nuôi trồng thủy sản, Chế biến thực phẩm, Chăn nuôi và là một người làm công tác tư vấn kỹ thuật tích cực thuộc lĩnh vực chuyên môn.

Msc. Diệp Lệ Chi

Tôi là giảng viên trường Đại học Quảng Bình với hơn 14 năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi. Năm 2012, tôi được Đại học Huế cấp bằng Thạc sĩ Khoa học, kể từ đó đã thực hiện một số nghiên cứu liên quan đến ứng dụng enzyme, vi sinh vật hữu ích trong thức ăn chăn nuôi, xử lý môi trường chăn nuôi, đặc biệt là chuyển đổi chất thải gia súc thành sản phẩm có giá trị như phân hữu cơ vi sinh. Sử dụng sản phẩm enzyme, vi sinh hữu ích làm chất phụ gia trong thức ăn chăn nuôi và xử lý môi trường là một kỹ thuật tiên tiến, mang lại nhiều lợi ích. Trong thời gian tiêu hóa ngắn ở đường ruột, enzym bổ sung từ thức ăn hỗ trợ thủy phân thức ăn giúp vật nuôi hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng, tiết kiệm lượng thức ăn, giảm mùi hôi, giảm ô nhiễm môi trường. Không nghi ngờ gì nữa, việc ứng dụng các chế phẩm sinh học trong lĩnh vực chăn nuôi là tất yếu cho sự phát triển Nông nghiệp bền vững trong tương lai.

Msc. Dương Thị Thành

Tôi là giảng viên, khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, với hơn 25 năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực xử lý chất thải. Các môn học tham gia giảng dạy bao gồm: Quản lý và xử lý chất thải rắn, Kỹ thuật xử lý chất thải rắn Kỹ thuật sinh Thái, Kinh tế môi trường, Sản xuất sạch hơn, hướng dẫn đồ án kỹ thuật xử lý nước thải, kỹ thuật xử lý chất thải rắn…Trong những năm vừa qua, Tôi đã thực hiện nhiều đề tài, hợp đồng nghiên cứu khoa học đóng góp thiết thực cho công tác phát triển công nghệ bảo vệ môi trường. Chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu xử lý nước thải nuôi tôm bằng tảo Tetraselmis. sp.; Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi tôm công nghiệp tại huyện Kiên Lương và đề xuất các giải pháp cải thiện; Nghiên cứu mô hình xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp bằng tảo Tetraselmis sp. và sò huyết qui mô pilot tại Cần Giờ, TP.HCM.

Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng thể cải thiện và bảo vệ môi trường nước phục vụ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long; Xử lí nước thải tập trung khu công nghiệp có nồng độ nitơ cao bằng công nghệ ICEAS-MBSBR; Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hoạt động thu gom vận chuyển và xử lý bùn hầm cầu tại tỉnh Bình Dương; Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý và xử lý chất thải từ hầm biogas tại Huyện Hóc Môn Tp.HCM; Nghiên cứu xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn tại nguồn thị xã Tây Ninh, thí điểm Phường 1-4; Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp của kế hoạch cấp nước an toàn cho các nhà máy cấp nước; Nghiên cứu biên soạn tài liệu phục vụ đào tạo kỹ sư chuyên ngành quản lý môi trường và môn học môi trường cho các chuyên ngành khác “Quản lý chất lượng môi trường”; Nghiên cứu nâng cao hiệu quả nhà máy xử lý rác Lai Vung – Đồng Tháp; Đánh giá hiện trạng, đề xuất phương án giảm thiểu và xử lý ô nhiễm Môi trường cho làng nghề Bình Định; Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường 4 và qui trình quản lý xử lý rác y tế từ các phòng khám tư nhân của thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Đánh giá hiện trạng, đề xuất phương án giảm thiểu và xử lý ô nhiễm Môi trường cho làng nghề Long Kiên – phường Long Toàn, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Nghiên cứu kiểm toán môi trường trong ngành chế biến mủ cao su. Đề xuất các phương án giảm thiểu và xử lý nước thải chế biến mủ cao su; ….Biên soạn sách Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp, tài liệu Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp” tập 4, ngành tẩy nhuộm. Hiện tôi đang tư vấn cho WWF thiết kế, giám sát vận hành nhà máy sản xuất phân compost Vĩnh Hưng, Long An từ nguyên liệu là rác hữu cơ, trong đó sử dụng enzyme và vi sinh vật nhằm thúc đẩy rút ngắn và tăng hiệu quả quá trình phân hủy rác hữu cơ. Tôi mong muốn đóng góp sự hiểu biết của mình cho sự phát triển kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại Việt Nam.

Msc. Nguyễn Trương Khương

Tôi là Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ sinh học, đã từng được học tập và trãi nghiệm về công việc sản xuất phôi và trồng nấm trong hơn 8 năm qua. Năm 2018 – 2019, tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp Thạc sỹ liên quan đến việc ứng dụng sản phẩm enzyme từ nấm, vi sinh vật hữu ích để phân hủy các chất hữu cơ còn sót lại của quá trình trồng nấm bào ngư dùng làm phân hữu cơ bón lại cho cây trồng. Giải pháp sử dụng enzyme hỗ trợ các quá trình chuyển hóa vật chất là hướng tiếp cận mới, mang lại nhiều lợi ích cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,…